Các phương pháp đào tạo nhân sự trong công ty
Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015
a/ Huấn luyện trực tiếp (Đẩy) – Gần giống như việc chỉ đạo. Áp dụng trong giai đoạn đầu phát triển nhân viên khi họ thiếu kinh nghiệm hoặc năng lực cần được cải thiện nhanh chóng. Đối với phương pháp này người huấn luyện nói nhiều để truyền đạt những kiến thức.

b/ Huấn luyện trợ giúp (Kéo) – Áp dụng hữu hiệu với những người có tác phong làm việc chuyên nghiệp, mang tính lâu dài. Khi đó người huấn luyện trong vai trò hướng dẫn hoặc tạo ra các điều kiện thuận lợi cho người được huấn luyện. Họ động viên và chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế của nhân viên. Đối với phương pháp này người huấn luyện phải đặt nhiều câu hỏi và lắng nghe để hỗ trợ.
c/ Huấn luyện bằng cách ủy nhiệm – Mục tiêu sẽ tìm những người kế cận hoặc đảm trách các vị trí cao, quan trọng hơn. Người huấn luyện giao cho họ những nhiệm vụ khó khăn hơn, họ trao quyền hạn và các yếu tố hỗ trợ, đồng thời phải tin tưởng người được huấn luyện và cùng tạo cơ hội để nhân viên đó có khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
d/ Huấn luyện từ xa – Vận dụng cho những tổ chức, đơn vị có nhiều chi nhánh, các thành viên cách xa nhau. Các cách huấn luyện linh hoạt và phù hợp: Qua điện thoại, Qua thư điện tử và Quay video.
e/ Theo dõi – Trong quá trình huấn luyện, nhà quản trị phải theo dõi để giám sát sự tiến bộ. Kịp thời động viên ngay những kết quả đã đạt được, kể cả những thay đổi nhỏ nhất, cũng như giúp cho nhân viên đi được đúng hướng, qua những hỗ trợ và uốn nắn kịp thời.
Đây cũng là những “Nhân tố tích cực” mà nhà quản trị có thể nhân rộng với tất cả các nhân viên khác.
Huấn luyện là một hoạt động mà thông qua đó sự gắn kết giữa nhân viên và nhà quản trị được tăng cường hơn nữa. Nhân viên có thêm những khả năng để thực hiện công việc tốt hơn, gắn bó với doanh nghiệp và tin tưởng với sự lãnh đạo. Còn đối với các nhà quản trị và lãnh đạo doanh nghiệp đây là cơ hội tốt để thể hiện sự phục vụ của họ thông qua việc tận tâm và hết lòng với nhân viên. Đó là nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét
Chào bạn. Rất cảm ơn bạn đã truy cập trang blog của Trần Văn Minh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy vui lòng để lại ý kiến/nhận xét của bạn. Tôi rất vui nếu bạn viết bằng tiếng Việt có dấu. Trân trọng!